Hồi tháng 12 năm ngoái, Yun - một cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc bị bán ra nước ngoài. Trước đó vài ngày, một người đàn ông đã liên hệ với Yun qua một ứng dụng video và đưa ra lời mời làm việc hấp dẫn. Yun - một đứa trẻ mới bỏ học, bị gia đình ghẻ lạnh và hay nhảy việc từ nhà máy này sang nhà máy khác - nhận thấy mức lương được hứa hẹn quá hấp dẫn.
Một vài đứa trẻ khác đã đi theo Yun. Đến khi chúng biết mình bị lừa thì đã quá muộn. Những người đàn ông lạ mặt đưa bọn trẻ vượt biên bằng cả xe hơi, đi bộ xuyên núi, thậm chí là ẩn náu bên trong một chiếc thuyền. Rồi đột nhiên, các bảng hiệu có chữ nước ngoài hiện lên trước mặt chúng.
Tại điểm đến, 6 đứa trẻ - tất cả đều chưa đủ tuổi - bị bán vào một khu phức hợp ở thành phố Sihanoukville của Campuchia. Ở đó, chúng bị giam giữ và buộc phải tham gia vào công việc lừa đảo những người khác qua mạng.
Yun nói: “Chúng cháu kết bạn với họ trên WeChat” - ứng dụng nhắn tin - “và tiếp tục trò chuyện với họ để tạo mối quan hệ tốt đẹp”. Sau đó, bọn trẻ sẽ thuyết phục nạn nhân của mình tham gia một kế hoạch đầu tư lừa đảo.
Việc mà Yun và đám bạn phải làm là một kịch bản phổ biến. Sihanoukville, một thành phố ven biển mới nổi bởi các khoản đầu tư của Trung Quốc, đã trở thành một trong những điểm nóng lớn nhất trên toàn cầu về các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các băng đảng chiêu dụ người tìm việc làm bằng những lời hứa hão huyền, sau đó giam cầm họ. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng những thanh thiếu niên non nớt thường rơi vào bẫy của chúng.
Trong nhiều năm, cứu cánh cho những nạn nhân như Yun là một nhóm doanh nhân - những người tình nguyện dành thời gian, nguồn lực và mối quan hệ của họ để giành lại quyền tự do cho những người đồng hương bị lừa đảo.
‘Mổ lợn’
Khu nhà nơi Yun và những người bạn của cậu bị giam giữ trông giống như một văn phòng - có rất nhiều máy tính và điện thoại. Đám quản lý thường hô to các khẩu hiệu truyền cảm hứng và đào tạo những người mới đến.
Để tránh sự theo dõi của các nhà chức trách Trung Quốc, những kẻ cầm đầu liên lạc với người của mình thông qua ứng dụng nhắn tin được mã hóa Telegram.
Ming, một cô bé 15 tuổi bị bán cùng với Yun, chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng những kẻ bắt giữ đe dọa chúng bằng cách gửi những đoạn video đẫm máu đến các nhóm làm việc trên Telegram để nạn nhân thấy hậu quả của việc không phối hợp. “Thật là đáng sợ” - Ming nói.
Những kẻ lừa đảo lạ mặt khiến Yun lo lắng. Cậu không hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và không sẵn sàng tham gia, nhưng cậu cũng không dám phản đối vì sợ bị trừng phạt.
Mới 14 tuổi, Yun là người nhỏ tuổi nhất trong số các nạn nhân, nhưng cậu đã bị đánh 2 lần vì không “câu” được ai.
Vào ban đêm, bên trong căn phòng ngủ chung mà Yun đã được chỉ định, cậu vừa khóc vừa trốn dưới lớp chăn. “Nếu bị những người đó nhìn thấy, chắc chắn cháu sẽ bị nghi ngờ là muốn bỏ trốn” - Yun nói.
Lừa đảo qua mạng là kiểu lừa đảo mà nhiều thanh thiếu niên bị mắc bẫy và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Sihanoukville, các băng nhóm người Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng các hoạt động nhằm vào các công dân nước khác đang gia tăng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo công dân từ Campuchia. Cụ thể, vào năm 2019, họ đã thiết lập một văn phòng thực thi chung với các cơ quan chức năng Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Năm ngoái, hơn 610 công dân Trung Quốc được cho là bị lừa đảo qua mạng đã được hồi hương. Tuy nhiên, các mạng lưới này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang mở rộng hoạt động của chúng sang Myanmar, Dubai...
Một trò lừa đảo phổ biến khác còn được gọi là “kế hoạch mổ lợn”. Kẻ lừa đảo đóng giả là một người hấp dẫn và thành công để phát triển một mối quan hệ yêu đương qua mạng trước khi "giết thịt" nạn nhân. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ nạn nhân trả tiền cho các âm mưu liên quan đến tiền điện tử, cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Theo Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 6/2021 bởi một phụ nữ Singapore sau khi cô trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo này, những trò lừa đảo như vậy thường nhắm vào người thất tình và đang trở thành hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.
Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ) cho biết, kể từ khi đại dịch bắt đầu, lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ. Năm 2021, báo cáo từ các nạn nhân cho thấy số tiền bị lừa lên đến 547 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2020.
Ở Sihanoukville, đám trẻ nhanh chóng biết rằng rằng chúng phải chạy trốn. Với hy vọng thoát nạn, chúng đã liên lạc với gia đình. Ming đã chuyển đổi giữa hai tài khoản WeChat để có thể che giấu việc này với những kẻ bắt giữ mình. Tuy nhiên, không một người thân nào của đám trẻ có động thái gì về việc đưa con mình thoát ra khỏi nơi đó.
Sau khoảng 1 tuần, cuối cùng Ming cũng tìm được người giúp đỡ. Theo gợi ý của một người bạn cũng bị giam giữ, cô đã liên hệ với Chen Baorong, một doanh nhân ở Phnom Penh và là người tổ chức Đội Từ thiện Trung Quốc - Campuchia - nhóm tình nguyện viên giải cứu nạn nhân buôn người.
Chen - người sáng lập Đội Từ thiện đã trấn an đám trẻ và nói với chúng rằng hãy đề nghị cha mẹ báo cáo tình hình của chúng cho cảnh sát địa phương. Thông qua các mối quan hệ của mình, Chen đã liên lạc được với kẻ bắt giữ. Ban đầu hắn ta yêu cầu trả tiền chuộc, nhưng sau đó đồng ý thả bọn trẻ với điều kiện chúng phải xóa mọi thứ liên quan đến công ty khỏi điện thoại của mình.
Chúng được gửi đến khách sạn Changcheng ở Phnom Penh, một ngôi nhà an toàn cho các nạn nhân bị buôn bán do Li Jie, một thành viên của Đội Từ thiện làm chủ. Một phần do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, phải mất vài tháng sau đám trẻ mới có thể về nhà. Chen đã giúp chúng xin được giấy phép chính thức tại Đại sứ quán Trung Quốc trong trường hợp chúng không có hộ chiếu và thị thực. Và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã giúp thu xếp hành trình trở về của các em. (Trung Quốc và Campuchia không có chung đường biên giới.)
Yun và các bạn là những người may mắn. Một nạn nhân khác, 17 tuổi, từng là thợ xăm ở Trung Quốc trước khi bị dụ vào một khu nhà ở Sihanoukville.
Bọn lừa đảo đã gọi video cho mẹ cậu và quay cảnh đánh đập cậu để đòi khoản tiền chuộc hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) nếu muốn đưa cậu và bạn gái ra ngoài. Mặc dù gia đình đã trả tiền, nhưng cuối cùng cậu lại bị bán cho một công ty khác, trước khi được Chen giải cứu.
Theo Sixth Tone
(Còn tiếp)
Phần 2: Mối nguy đe doạ những người giải cứu
" alt=""/>Bên trong 'sào huyệt' của những kẻ buôn người ở CampuchiaPhải nói rằng, việc sở hữu ô tô thực sự đã đem lại rất nhiều giá trị cho gia đình, từ phục vụ con nhỏ đến bố mẹ già; rồi về quê ngày lễ tết, đi "đổi gió" cuối tuần,... Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 ròng rã hơn 2 năm vừa qua, chiếc xe ô tô tỏ ra rất hữu ích khi quãng đường từ nhà đến cơ quan khoảng gần 10km của tôi trở nên an toàn và an tâm hơn rất nhiều so với đi xe máy.
Nhớ lại thời điểm năm 2020, khi giá xăng có lúc chỉ còn mức loanh quanh 13.000 đồng/lít, tôi thấy sở hữu một chiếc ô tô thật "nhàn". Với việc di chuyển khoảng trên dưới 20km một ngày và đi lại tẹt ga dịp cuối tuần, trung bình mỗi tháng tôi chỉ chi trên dưới 1 triệu đồng cho tiền xăng. Cũng từ đó mà tôi "vướng" vào thói quen đi làm hàng ngày bằng ô tô đến tận bây giờ.
Gần đây, đoạn đường từ nhà đến cơ quan của tôi "áp lực" hơn rất nhiều, áp lực theo nhiều nghĩa.
Từ sau khi cả nước kiểm soát tốt được dịch bệnh, trục đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn mà tôi thường di chuyển trở nên cực kỳ đông đúc, có lúc đến nghẹt thở, nhất là những ngày mưa hay có va chạm. Trước đây, tôi chỉ mất khoảng 20-25 phút là đến được cơ quan thì những ngày vừa qua, có ngày tôi phải "bò" đến hơn tiếng đồng hồ, vô cùng mệt mỏi.
Đi chậm, hay rà phanh càng khiến chiếc xe của tôi ngốn nhiều xăng hơn, có lúc đồng hồ báo mức tiêu thụ nhiên liệu đến 30 lít/100km. Nếu tính ra trung bình khi sử dụng trong phố cũng hết 14-15 lít/100km, gần gấp đôi so với việc đi "bon bon" trên cung đường này trước đây.
Đặc biệt, giá xăng không ngừng tăng cao mà đỉnh điểm ở mức 31.500 đồng/lít như hiện nay khiến tôi thực sự "đau ví" mỗi khi dùng ô tô. Tháng trước, tôi đã phải chi đến hơn 4 triệu tiền xăng, cao gấp 4 lần so với cách đây 2 năm. Trong khi đó, lương và thu nhập thì không tăng đồng nào.
Tiền xăng trở thành nỗi đau đầu của một người đàn ông như tôi, nó đã vô tình "chém" vào những khoản chi tiêu thiết yếu khác của gia đình. "Combo" tắc đường cùng giá xăng tăng cao đôi lúc khiến tôi phát sợ khi phải động đến ô tô. Thế nên, tôi quyết định sẽ lại sử dụng xe máy để đi làm hàng ngày như trước đây cho nhẹ nhõm đầu óc. Còn ô tô tạm thời sẽ chỉ sử dụng vào trường hợp đột xuất, đi xa hoặc cuối tuần mà thôi.
Tất nhiên, với trời nắng nóng, đôi lúc có mưa như mấy ngày này thì đi xe máy chẳng sung sướng gì. Nhưng ngoài việc rủng rỉnh thời gian, tôi sẽ không còn phải lo nơm nớp như bị "mất cắp" mỗi khi móc ví trả tiền đổ xăng.
Độc giả Hoàng Thanh Tuấn (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Combo' tắc đường + giá xăng cao kỷ lục khiến tôi phát sợ, không động đến ô tôLấy chủ đề “Trao An đến khách hàng, Góp Lành cho Trái đất”, bộ hợp đồng được cải tiến với chất liệu hoàn toàn từ giấy tái chế với mong muốn góp sức vào nỗ lực bảo vệ môi trường, ươm mầm cho tương lai xanh bền vững.
So với hợp đồng cũ, thiết kế mới được làm mỏng hơn đến 90% và nhẹ hơn đến 85% giúp giảm khí thải trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, chất liệu giấy tái chế 100% tiết kiệm nguyên liệu gỗ cùng quy trình sản xuất sạch còn góp phần giảm chất thải độc hại và bảo tồn những mảng rừng thiên nhiên.
Không chỉ cải tiến về chất liệu, toàn bộ nội dung hợp đồng cũng được tái biên soạn một cách cô đọng, đơn giản mà vẫn truyền tải minh bạch các điều khoản quan trọng, giúp khách hàng dễ dàng đọc hiểu tài liệu trong quá trình tham gia bảo hiểm. Phần nhìn được thiết kế lại mang phong cách hiện đại và khoa học giúp khách hàng dễ dàng truy vấn thông tin khi cần thiết.
Nhân dịp ra mắt phiên bản hợp đồng mới, Generali cũng khởi động chương trình “Nhận một Hợp đồng, trao một cây giống”, mục tiêu góp 50.000 cây giống nhằm tạo sinh kế cho đồng bào Raglai tại tỉnh Ninh Thuận.
Cụ thể, với mỗi hợp đồng phát hành từ nay đến hết năm 2024, Generali sẽ trao tặng một cây giống nha đam vào quỹ cây giống của chương trình phi lợi nhuận TreeBank thuộc Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển. Việc tuyển chọn giống cây đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, đảm bảo cây cho năng suất tốt và lợi nhuận cao, góp phần ổn định đời sống kinh tế của bà con nơi đây. Qua đó mỗi hợp đồng phát hành vừa là một lần gửi trao an tâm đến khách hàng, vừa phát đi mạnh mẽ thông điệp bền vững.
Bộ ba giá trị tích hợp trong bộ hợp đồng mới phản ánh tầm nhìn chiến lược của Generali với tư cách một doanh nghiệp có trách nhiệm. Không chỉ đóng góp cho sự phát triển chung của toàn ngành, hoạt động của Generali còn tái khẳng định cam kết vun đắp tương lai bền vững cho môi trường và cộng đồng địa phương.
Hành trình vạn dặm hướng đến "Tương lai bền vững"
Suốt 193 năm phát triển và 13 năm có mặt tại Việt Nam, Generali đã luôn kiên trì trên hành trình kiến tạo tương lai bền vững cho cộng đồng địa phương thông qua những hành động thiết thực.
Trong đó, Generali cam kết thực hiện trách nhiệm với khách hàng, môi trường và xã hội thông qua bốn vai trò: Công ty bảo hiểm có trách nhiệm, Nhà đầu tư có trách nhiệm, Nhà tuyển dụng có trách nhiệm và Công dân có trách nhiệm. Mỗi vai trò đều được Generali vạch ra kế hoạch cụ thể mà triển khai một cách nghiêm túc.
Áp dụng các tiêu chí về môi trường, xã hội, quản trị (ESG) làm xương sống trong kinh doanh, các chiến lược và hoạt động cộng đồng của Generali Việt Nam đều được xây dựng và triển khai dựa trên các giá trị về tính thiết thực của dự án, tính bền vững, tính lan tỏa cũng như tính sáng tạo và hiệu quả trong việc triển khai.
Ghi dấu ấn mạnh mẽ trong những năm qua là chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao kiến thức làm cha mẹ, cùng nhiều dự án dài hạn hướng đến trẻ em và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhiều năm qua, Generali Việt Nam cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam còn thực hiện nhiều sáng kiến gây quỹ xây trường, đơn cử là công trình điểm trường Đồng Đờng, xã Mò Ó, Đakrông, Quảng Trị; bếp ăn mới và 10.000 bữa ăn tại điểm bản Xa Dung B, trường mầm non Ban Mai, xã Xa Dung, tỉnh Điện Biên ...
Song song với các hoạt động xã hội, Generali Việt Nam cũng đặc biệt xem trọng giá trị con người trong mục tiêu kiến tạo tương lai bền vững. Ngoài chú trọng xây dựng môi trường làm việc tích cực, lành mạnh, Generali còn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình phát triển nhân tài, thúc đẩy các yếu tố Đa dạng - Công bằng - Hội nhập tại nơi làm việc. Nhiều năm liên tiếp đạt các danh hiệu “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, giải “Nhân sự Xuất sắc” minh chứng rõ nét cho chiến lược nhân sự khoa học, hợp lý của Generali Việt Nam.
Các sáng kiến “paperless” giảm thiểu sử dụng giấy và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tiêu biểu là bộ hợp đồng mới ra mắt nhân cột mốc giàu ý nghĩa của Generali lần nữa cho thấy những dấu ấn mạnh mẽ của Generali hướng đến kiến tạo tương lai bền vững.
Không chỉ là nhà cung cấp giải pháp bảo hiểm, Generali cam kết là doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thông qua những hành động thiết thực lấy triết lý bền vững làm cốt lõi.
Ngọc Minh
" alt=""/>Generali Việt Nam